Ở Hà Nội, chỉ đất Nhật Tân, khu bãi đá sông Hồng, đoạn sau chợ hoa Quảng An, quận Tây Hồ là trồng được cúc hoạ mi. Loại hoa này cho bông nhỏ, màu trắng, từ giữa tỏa ra như hình nan hoa quanh một nhụy vàng tươi. Hoa xuất hiện trong khoảng 3 tuần và thường nở rộ nhất vào cuối tháng 11. Mỗi lần cắm hoa, cúc hoạ mi tươi lâu nhất cũng chỉ khoảng 5-7 ngày.
Với người Hà Nội, mùa cúc họa mi chính là tín hiệu gió lạnh đầu mùa, tiết đông "gõ cửa".
Với người Hà Nội, mùa cúc họa mi chính là tín hiệu gió lạnh đầu mùa, tiết đông "gõ cửa".
Cúc hoạ mi rực rỡ, kiêu sa như nữ hoàng dưới bàn tay khéo léo của chị Mai Thị Lan Phương. Chị Phương tiết lộ, khi cắm cúc hoạ mi, chị chọn các cành hoa cong để cắm lớp ngoài cùng, cành cong ít cắm lớp tiếp theo, cành thẳng cắm giữa. Sau đó thêm cành vào những chỗ trống hoa để hoàn thiện.
Chỉ chụp bằng camera thường, bình cúc hoạ mi của chị Nguyễn Thanh Hà cũng đã khiến nhiều người đắm say.
Chị Thanh Hà tâm sự "Một mùa cúc hoạ mi chỉ cắm được 2 lần là hết. Năm ngoái tôi đi công tác nên lúc về hoa đã chẳng còn. Năm nay tôi mới được cắm cúc hoạ mi. Khi cắm lọ hoa này, tôi nghĩ đến bộ phim mà mình rất thích: Sweet November, nên lấy nó làm chủ đề luôn".
Chị Nguyễn Thanh Thiết trang hoàng cho tổ ẩm nhỏ bằng 3 bình cúc hoạ mi.
Bà mẹ trẻ mê cắm hoa cho biết cắm cúc hoạ mi nên cắm kiểu tròn đầy. Nếu cắm thưa quá thì nhìn bên ngoài ổn nhưng lúc lên hình lại khó đẹp.
Đẹp tựa bức tranh là bình cúc hoạ mi của chị Thanh Hương, một nhà thơ, nhà báo ở Hưng Yên.
Cúc hoạ mi đầy lãng mạn của chị Nguyễn Sơn Thuỳ, một nhà giáo yêu cái đẹp ở Bắc Ninh.
Bình cúc hoạ mi của chị Xuân Hương - một người phụ nữ Hải Phòng trót yêu cái đẹp của loài hoa Hà Thành.
Chị Lan Phương khoe tác phẩm được cắm từ 5 bó cúc hoạ mi, nở tung như pháo hoa.
Những bông cúc trắng nhụy vàng khiến chị em yêu hoa không khỏi thổn thức.
(Nguồn: Eva.vn)